Saturday, 27/07/2024 | 09:41
Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử xã Xuân Yên
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhà thờ Lê Văn Diễn (Yên Ngọc, Xuân Yên)

Nhà thờ  Lê Văn Diễn tọa lạc tại xã tiên bào, tổng  phan xá, nay là thôn Yên Ngọc , xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây là một vùng đất địa linh hữu tình.

Theo gia phả họ lê – tiên bào và các cụ cao niên trong làng kể lại. nguồn góc dòng họ lê vốn xuất phát từ tỉnh thanh hóa, là dòng dõi của lê thái tổ - Lê Lợi. và cháu đời thứ 3 của dòng họ lê, ở đất lam sơn, thanh hóa , đến đất tiên bào, nghi xuân sinh cơ lập nghiệp vào khoảng cuối thể kỷ 15.

Tại đây cụ Lê Văn Uông lấy bà Hoàng Thị Nhuận  làm vợ, sinh ra ông Lê Văn Dư, tự Phúc Hào,  làm chức Trị thừa chánh sứ Tuyên Quang. Từ đó về sau, dòng họ Lê gốc Tiên Bào khởi phát, sánh vai với các dòng tộc lớn ở vùng đất Nghi Xuân. Tính từ đời thủy tổ, vào sinh cơ lập nghiệp đến nay, đã trãi qua 20 đời với nhiều khoa bảng nổi tiếng, đỗ đạt làm quan, và đã đóng góp nhiều công trạng với non sông đất nước như.
          Ông Lê Văn Xướng đỗ Đệ nhị giáp,  khoa Ất Sửu chế khoa, năm 1565, năm chính trị,  đời Lê Anh Tông.

 Ông Lê Đăng Tiên còn gọi là Lê tướng công, hiệu Lạc Sơn, đậu cử nhân, làm tri huyện ở Thanh Chương - Nghệ An, rồi làm tri huyện ở Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên.

 Ông Lê Đăng Truyền, hiệu là Lạc Xuân, khoa Mậu Tuất năm 1718, thi hội đỗ Đệ tam giáp (đồng tiến sỹ).

Ông Lê Xuân Trạch được phong tặng Thừa chánh sứ Lạng Sơn và được phong Xuân Khánh Hầu.

 Ông Lê Xuân Thụ cháu, nội của Ông Lê Hoằng Quy,  đậu cử nhân khoa thi Kỷ Mão (1759),  thời vua Cảnh Hưng.  Cả 2 ông cháu  có nhiều công lao với quê hương đất nước,  nên được nhà Vua, ban Sắc phong.  và hiện nay 2 tấm sắc phong cổ, còn được lưu giữ tại nhà thờ Lê Văn Diễn.

Không những con trai của dòng họ học rộng, tài cao, công danh đỗ đạt,  mà dòng họ còn có hai cung phi nổi tiếng được lưu danh trong sử sách, cùng với tiếng tự hào” Nam tiến sỹ, nữ cung phi”.
           Bà Lê Thị Vinh, còn gọi là Lê Thị Nhu,  nổi tiếng ở kinh thành Thăng Long về tài và sắc vẹn toàn,  nên được vua Lê Dụ Tông, chọn làm đệ nhị phi ở Điện Phúc Thọ và phong tặng bà,  hiệu là ” Lê Chiêu Nghi”. Hiện nay tại thôn yên ngọc  còn có tấm bia đá cổ, do ông Đậu Minh Dương, người gốc Tiên Bào đỗ Hoành  từ năm Canh Dần (1710) kính dâng bà Lê Chiêu Nghi.
         Bà Lê Thị Sắc  được vua Lê Hiển Tông chọn làm đệ nhị phi và phong hiệu là Ngọc nữ, danh là “ Lê Tu Nghi”.

          Dòng họ Lê gốc Tiên Bào có rất nhiều người tài giỏi và nổi tiếng như: Đông hồ Lê Văn Diễn, người đã có nhiều công sức đóng góp cho quê hương, đất nước trên các lĩnh vực,  nên tên tuổi của ông được đời sau tôn vinh và ngưỡng mộ. Ông có tên hiệu Đông hồ Điếu phu (Đông hồ là hồ Sác hay Bàu Sác, ở phía đông xã Tiên Bào), Ông đỗ Tú tài khoa thi Quí Mão, Thiệu trị năm thứ 3 (1843).

       - Ông Lê Văn Diễn,  không những là người có công dạy học,  mở mang dân trí, đào tạo nhân tài,  mà còn truyền thụ kiến thức, kinhnghiệm trong  sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi nhằm cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần chonhândân.                                             
       - Trong lĩnh vực văn hóa: Ông là người có biệt tài xem thế đất, chọn hướng đền, đình và các công trình thờ tự,  nên rất có uy tín trong dân làng. Qua đó cho thấy Lê Văn Diễn là người đã tạo lập, nhiều dấu ấn, trong các thiết chế, tín ngưỡng, thờ tự tại địa phương.

- Đông hồ Lê Văn Diễn là người để lại cho hậu thế tác phẩm “Nghi Xuân địa chí” được viết vào năm 1842( năm Thiệu Trị thứ 2). Đây là một tác phẩm khảo cứu đặc biệt, có giá trị về địa lý, lịch sử văn hoá, truyền thống của Nghi Xuân. Cuốn sách đã cung cấp nhiều thông tin cho độc giả về đất người Nghi Xuân.  “Nghi Xuân địa chí” là một trong những tư liệu tiêu biểu, độc đáo, được khảo cứu, dịch thuật và công bố, giúp công chúng khôi phục lại một số tục lễ đậm đà bản sắc văn hoá ở Nghi Xuân.

Có thể nói, trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, nhà thờ họ lê đã gắn bó mật thiết và trở thành một phần văn hóa, tín ngưỡng, máu thịt của địa phương,  góp phần hun đúc, giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước cho bao thế hệ mai sau.

         Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Lê Văn Diễn,  là nơi thờ tự, tưởng niệm và là nơi lưu giữ những hiện vật cổ, có giá trị về lịch sử văn hoá của dòng họ, là nơi tưởng nhớ các danh nhân của dòng họ Lê, những người đã có công, đóng góp rất lớn cho quê hương đất nước,  qua các thời kỳ lịch như:  Lê Hoằng Quy; Lê Xuân Thụ, Lê Văn Diễn là những người học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân, là nhà giáo, sử học, địa lý phong thuỷ tài ba, lỗi lạc, có công trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đặc điểm tiêu biểu nhất của di tích là giá trị lịch sử văn hoá. Đây là nơi, lưu giữ tư liệu có giá trị,  giúp chúng ta hiểu về cội nguồn, những nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Di tích được gìn giữ, bảo tồn và từng bước được trùng tu, nâng cấp là chứng cứ lịch sử quan trọng, nhằm giáo dục tinh thần, yêu quê hương bản quán, yêu đất nước cho các thế hệ con cháu, qua đó khích lệ lòng từ hào, tự tôn của dân tộc, nhắc nhở cho các thế hệ mai sau biết, bảo quản, giữ gìn cội nguồn văn hoá, đồng thời động viên thế hệ trẻ cống hiến sức lực, trí tuệ, để bảo vệ, và xây dựng Tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.


Tác giả: Lệ Hằng

Liên kết Liên kết

Thống kê trong ngày Thống kê trong ngày

Đang online : 0
Tất cả : 5.264

Sự kiện Sự kiện